Cuộc so tài giữa CLB Hải Phòng và HAGL tối 20.10 trong khuôn khổ vòng 1 V-League 2023-2024 đã có sự hiện diện của VAR. Trong ngày khai màn V-League,áthuytácdụngởtrậnHảiPhònggặpHAGLthếnàlịch âm trọng tài Nguyễn Đình Thái cùng tổ VAR đã phối hợp để đưa ra những quyết định, trong đó có tình huống thổi phạt đền với đội khách HAGL ở phút 81.
Cụ thể, trong tình huống trung vệ Pape Diakite của HAGL để bóng chạm người trong vòng cấm ở phút 73, ban đầu trọng tài Nguyễn Đình Thái không thổi phạt đền. Ông cho trận đấu tiếp tục, tuy nhiên sau đó tổ VAR đã tham vấn cho ông Thái về khả năng Diakite đã để bóng chạm tay trong vòng cấm.
Trọng tài Nguyễn Đình Thái cho dừng trận đấu để trao đổi với tổ VAR (trọng tài và trợ lý) về tình huống trong 3 phút. Sau khi chưa đi đến thống nhất, ông Thái đã xem lại tình huống quay chậm và tiếp tục trao đổi.
Sau 4 phút tham khảo video với 2 góc quay, trọng tài chính đưa ra quyết định thổi phạt đền. Chân sút của Lucao của CLB Hải Phòng đã thực hiện thành công để đưa đội chủ nhà vượt lên (sau đó HAGL gỡ hòa 1-1 ở phút 90+5).
Toàn bộ quy trình tham khảo tổ VAR, xem lại băng quay chậm và ra quyết định của trọng tài Nguyễn Đình Thái cùng các trọng tài, trợ lý video đều được ghi chép và báo cáo ngay trong ngày lên Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA). FIFA sau đó phản hồi rằng trọng tài Nguyễn Đình Thái và VAR đã làm đúng quy trình.
Trận đấu giữa CLB Hải Phòng và HAGL là 1 trong 4 trận đấu ở vòng 1 V-League có sự hiện diện của VAR. Sau khi thử nghiệm ở một số trận đấu cuối mùa 2023, thì ở mùa giải này, số trận đấu mỗi vòng có VAR sẽ được nâng lên 4 trận, rồi tiến đến trận đấu nào ở vòng đấu cũng sẽ có VAR nếu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) hoàn thành đăng kiểm thêm 2 xe VAR.
Theo ông Nguyễn Minh Ngọc, Tổng giám đốc Công ty VPF, từ chỗ không có VAR, VFF và VPF đã nỗ lực hoàn thiện để đưa VAR vào sân chơi V-League. Đây là quá trình khó khăn và rất dài khi để ứng dụng VAR, ban tổ chức giải phải đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ rất cao của FIFA, trong đó có xe VAR, hệ thống công nghệ, quay phim, bên cạnh yếu tố quan trọng nhất là đào tạo trọng tài video.
Đại diện FIFA đã tới Việt Nam khảo sát địa hình, sau đó mới quyết định phê duyệt đồng ý xe VAR (đến nay đã có 2 xe) để vận hành trong các trận đấu.
Quá trình mua sắm, thử nghiệm vận hành trang thiết bị và đầu tư xe VAR đều phải đáp ứng quy chuẩn FIFA, được FIFA giám sát kỹ lưỡng, cẩn thận, đến khi phê duyệt mới có thể đem vào sử dụng. Các trọng tài, trợ lý trọng tài video cũng được huấn luyện bài bản, trải qua nhiều đợt tập huấn và thi cử theo quy trình do FIFA ban hành mới có thể bước vào vận hành.
Ở mỗi trận đấu, ban tổ chức giải phải báo cáo FIFA về quy trình vận hành, phối hợp giữa các trọng tài, trợ lý trọng tài và tổ VAR để cơ quan cao nhất của bóng đá thế giới nắm được tiến độ vận hành, sử dụng công nghệ ở sân chơi bóng đá VIệt Nam.
VAR đang góp phần giúp V-League chuyển mình, dù ở bước đầu áp dụng, khó tránh khỏi những tình huống khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian để giải quyết.