"Cứ để em nó tự đi xuống"
Tối 3.10,ùmxùmvụthựctậpsinhcôngtydulịchbịbỏrơitrênnúnami r34 trên nhóm Hội đam mê leo núi xuất hiện bài viết về nam thực tập sinh của một công ty du lịch miền Bắc, cho là bị "bỏ rơi" trên núi trong lúc theo học việc, hỗ trợ đoàn. Ngay lập tức bài viết thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Lùm xùm vụ thực tập sinh công ty du lịch bị 'bỏ rơi' trên núi
Nguyễn Trung Anh (25 tuổi), làm nghề nhiếp ảnh tại TP.Hà Nội, đăng tải thông tin này, kể ngày 24.9 vừa qua, chàng trai có chuyến đi lên đỉnh Tà Chì Nhù (cao 2.979 m) ở tỉnh Yên Bái. Trong lúc xuống núi, người này gặp H.N, giới thiệu là thực tập sinh của Công ty cổ phần du lịch Vietnam Adventure (một đơn vị dẫn tour leo núi).
"H.N đi một mình, vì thiếu kinh nghiệm nên bị té ngã trên đường, đau 2 cổ chân mà vẫn cố. Đáng chú ý là em bị đoàn mình bỏ rơi", Trung Anh thuật lại và nói đã liên hệ với trưởng đoàn của thực tập sinh để nhờ hỗ trợ, nhưng nhận được câu trả lời "cứ để em nó tự đi xuống".
Chàng trai cho biết đoạn đường từ lán nghỉ xuống Mỏ Chì, Trạm Tấu chỉ hơn 5 km nhưng với tình trạng kiệt sức của H.N, hai người phải đi trong 9 tiếng đồng hồ. Có lúc nam thực tập sinh bị tụt đường huyết, đi đứng không vững, chân đau, Trung Anh đã lấy socola và những đồ ăn của mình có chia cho H.N. ăn lấy sức.
"Nếu H.N không gặp mình thì liệu em ấy có về đến nơi an toàn không? Trong rừng trời tối om, xung quanh yên lặng. Mình từng đi tour, nếu không thấy thành viên phía sau thì họ luôn đợi, gọi điện. Thế nhưng cả một đoạn đường dài không hề thấy bên tour hỏi thăm H.N", Trung Anh bày tỏ.
Vì bức xúc cho nam thực tập sinh trải qua nhiều điều tồi tệ, nhưng không được phía công ty giúp đỡ. Thậm chí hỗ trợ chi phí phát sinh tiền ăn uống, thuê nhà nghỉ, xe khách về Hà Nội hơn 1 triệu đồng cho H.N họ cũng không làm được, Trung Anh đã đăng bài viết trên.
"Em tự trấn an mình phải xuống núi, về nhà"
Phóng viên liên hệ với H.N, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, là nam thực tập sinh gặp sự cố vừa qua, người này xác nhận câu chuyện có thật.
Chàng trai kể: "Em bắt đầu thực tập tại Công ty cổ phần du lịch Vietnam Adventure từ tháng 6. Tour Tà Chì Nhù là lần đầu tiên em tham gia trekking (đi bộ đường dài). Đi cùng còn có 2 hướng dẫn viên chính và 1 nhân viên bán tour, khởi hành từ TP.Hà Nội chiều 22.9 và trở về vào tối 24.9".
Ngày 24.9, đoàn xuống núi lúc 12 giờ 30 phút, H.N và 2 nhân viên khác ở lại lán bàn giao đồ nên đi sau. Chàng trai kể mình không mang áo mưa, giày bám dính không tốt và chưa có kinh nghiệm trekking nên gặp khó, di chuyển chậm, tạo khoảng cách với 2 thành viên trước khoảng 50 m. Cho đến khi trời đổ mưa, H.N bị ngã nhưng gọi đồng nghiệp không được vì tiếng mưa lớn và chỗ té khuất sau rặng đá. Bộ đàm trục trặc, điện thoại không thể liên lạc.
"Trong lúc xuống núi một mình, em bất lực và sợ lắm, trên núi gió to, mưa, mình lại không có gì, bị mất bình tĩnh. Em tự trấn an phải về nhà, không được ở đây", H.N kể thêm.
Cảnh H.N xuống núi ban đêm, do Nguyễn Trung Anh quay lại
May mắn, nam thực tập sinh vô tình gặp Trung Anh trên đường, sau đó chủ động gọi trưởng đoàn nhiều lần cho đến khi được giúp đỡ.
"Khi đến Mỏ Chì đã là 22 giờ đêm", H.N nói. Kết thúc chuyến đi, chàng trai bị sốt 4 ngày.
Người viết hỏi vì sao nam thực tập sinh không trực tiếp lên tiếng câu chuyện này? Chàng trai bộc bạch: "Em nghĩ mình không có tiếng nói gì trong cộng đồng ấy nên về đến Hà Nội đã là may mắn lắm rồi".
H.N kể sau khi Trung Anh đăng bài trên Hội đam mê leo núi vào tối 3.10, đến sáng 4.10 công ty đã hứa hoàn trả số tiền phát sinh khoảng 1,6 triệu đồng trong lúc chàng trai gặp sự cố ở Tà Chì Nhù. Còn trước đó, đơn vị này phản hồi không thể chi trả.
Phía công ty du lịch nói gì?
Ông Đặng Xuân Hòa, Phó tổng giám đốc, kiêm Trưởng phòng điều hành Công ty cổ phần du lịch Vietnam Adventure, cho biết đã nhận báo cáo, tìm hiểu vụ việc từ phía nhân sự công ty và xem tỉ mỉ bài đăng của Trung Anh.
Theo ông, trong vai trò là nhân viên học việc, H.N đi tour Tà Chì Nhù để quan sát, học hỏi và làm một số việc theo sự phân công, không phải là người chốt đoàn, porter (người khuân vác) hay hướng dẫn viên. Trước khi đi, H.N đã được công ty xác nhận đủ năng lực để tham gia chương trình leo núi và mua bảo hiểm đầy đủ.
"Sự cố vừa rồi H.N bị chấn thương ở chân, di chuyển chậm, trưởng đoàn trao đổi là bạn đi sau để nhóm đảm bảo lịch trình và yêu cầu của khách hàng về vị trí tập kết trước. Sau đó, porter đón bạn ấy. Tuy nhiên, điện thoại H.N hết pin, porter không thể liên lạc và cũng không biết số của Trung Anh nên phải đợi", ông Hòa giải thích và nói khi xác định vị trí của H.N gần đến Mỏ Chì, hướng dẫn viên đã gọi sẵn người chở cả hai về Trạm Tấu nghỉ ngơi.
"Giữa con người với nhau, trong hoàn cảnh núi non, người lạ còn giúp đỡ thì sẽ không có chuyện hướng dẫn viên bỏ rơi đồng đội như vậy. Việc kết nối của mọi người là có trục trặc", ông Hòa cho biết.
Sau vụ việc, ông nhìn nhận công ty còn thiếu sót về nhân sự, chưa linh hoạt, hỗ trợ kịp thời và gửi lời cảm ơn Trung Anh đã giúp đỡ nhân viên. "Tôi cảm ơn bạn vì đã có động thái rất nhân văn và thẳng thắn đưa ra vấn đề. Chúng tôi thừa nhận những thiếu sót và sẽ cầu thị với phản hồi vừa rồi", ông Hòa nói.