Nhà Cái Cá Cược

Đặt mục tiêu là cơ sở bền vững nhất trong tập đoàn, nhà máy một tỷ USD của Lego tại Bình Dương thiết tỷ lệ cược c1

【tỷ lệ cược c1】Rục rịch nhu cầu thuê đất công nghiệp 'xanh'

Đặt mục tiêu là cơ sở bền vững nhất trong tập đoàn,ụcrịchnhucầuthuêđấtcôngnghiệtỷ lệ cược c1 nhà máy một tỷ USD của Lego tại Bình Dương thiết kế các tấm pin mặt trời trên mái và một trang trại điện mặt trời trên khu đất lân cận. Năng lượng từ hai nguồn này sẽ đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng hàng năm.

Phát biểu hồi khởi công vào tháng 11/2022, Tổng giám đốc điều hành Lego Niels B. Christiansen nói một trong các lý do chọn Bình Dương là vì có hạ tầng rất tốt và VSIP - chủ Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III - nơi đặt nhà máy, có thể hỗ trợ họ phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời.

Lego không phải trường hợp cá biệt, quan sát khẩu vị của các nhà đầu tư nước ngoài, ông John Campbell, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết cách đây 4-5 năm, khách tìm thuê đất công nghiệp không hỏi nhiều đến các yếu tố bền vững, với nhà xưởng tiêu chuẩn LEED hay khả năng dùng điện mặt trời, nhưng giờ thì khác.

"Chúng tôi đang nhận nhiều yêu cầu của khách hàng quan tâm đến khu công nghiệp bền vững đến từ châu Âu như Đức, Pháp, và một số từ Mỹ", ông cho biết. Điều ông John chứng kiến đúng với những gì Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) khảo sát hồi quý III.

Cụ thể, 80% doanh nghiệp châu Âu được hỏi cho rằng tuân thủ ESG (bộ tiêu chuẩn đo lường phát triển bền vững, xét 3 yếu tố môi trường, xã hội và quản trị) là quan trọng mức độ cao hoặc vừa phải. Hay trong sự kiện gần đây, Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm CEO, Đối tác quản lý – Giao dịch, Thuế và Pháp lý, KPMG Việt Nam và Campuchia nói các khách hàng của công ty nhận thức rất rõ về ESG.

Mô hình dự án giai đoạn một dự án VSIP Cần Thơ trưng bày ngày 9/9. Đây là một khu công nghiệp mới được chủ đầu tư cho biết mô hình khu công nghiệp xanh. Ảnh:Thành Nguyễn

Mô hình dự án giai đoạn một dự án VSIP Cần Thơ trưng bày ngày 9/9. Đây là một khu công nghiệp mới được chủ đầu tư cho biết mô hình khu công nghiệp xanh. Ảnh:Thành Nguyễn

Những doanh nghiệp tham gia cung cấp các giải pháp để góp phần xanh hóa các khu công nghiệp cũng nhận thấy nhu cầu. Vận hành và đang phát triển hơn 100 MWp điện mặt trời áp mái, ông Samresh Kumar, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SkyX Solar, nói khách hàng, đặc biệt là khu vực châu Âu, đang có nhiều yêu cầu với các nhà cung cấp về việc sử dụng năng lượng tái tạo.

"Vì vậy, các nhà máy trong tương lai đều buộc phải sử dụng năng lượng tái tạo", ông Samresh Kumar dự báo. Theo ông, hiện chỉ mới khoảng 20% tiềm năng điện mặt trời áp mái được khai thác, còn hơn 16.000 MW chưa dùng đến. Lắp điện mặt trời cho nhà máy tại các khu công nghiệp không cần nhiều diện tích đất, không gây ảnh hưởng, không phát ngược điện lên lưới, và không cần tài trợ của Chính phủ. "Tiềm năng là lớn", ông đánh giá.

Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cả nước có khoảng 563 khu công nghiệp. Khoảng 397 khu đã thành lập, 292 khu đã hoạt động, rộng hơn 87.100 ha. Chưa có thống kê đầy đủ về khu công nghiệp xanh, hay bền vững, sinh thái. Các khu hiện dựa vào một số công nhận hay tiêu chuẩn khác nhau.

Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40-50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang sinh thái, và 8% đến 10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới.

Tổ chức công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), đơn vị hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mô tả khu công nghiệp sinh thái là nơi các doanh nghiệp tìm cách đạt được hiệu quả cao hơn về môi trường, kinh tế và xã hội thông qua hợp tác trao đổi nguyên liệu, năng lượng, nước và sản phẩm phụ, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững.

Khác nhau về cách gọi nhưng nhìn chung mức độ phát triển thật sự của các khu công nghiệp bền vững chưa nhiều. "Quy mô các khu công nghiệp xanh chưa đủ lớn. Hầu hết đều không coi trọng vấn đề này. Chỉ một số ít đang bắt đầu thay đổi xu hướng", ông John Campbell nói.

Những cái tên quan tâm mới đếm trên đầu ngón tay. Cách đây vài năm có Deep C. Năm nay nổi lên có khu công nghiệp Nam Cầu Kiển (Hải Phòng) của Shinec. Hơn 40% diện tích đất khu này được sử dụng cho công viên, cây xanh, khu vực công cộng và cơ sở hạ tầng. Dự án cũng đo lường và giám sát tất cả nước thải, khí thải, bụi và chất thải 24/7.

Hay như với VSIP, sau thành công thu hút Lego, đầu tháng 9 vừa qua, công ty khởi công khu công nghiệp VSIP Cần Thơ giai đoạn 1 có diện tích hơn 293 ha theo định hướng thông minh - bền vững.

Tuy nhiên, vì sao khu công nghiệp xanh nói nhiều những vẫn ít ví dụ triển khai trên thực tế?

Đầu tiên là khó khăn về chi phí. Theo Chủ tịch Shinec Phạm Hồng Điệp, chi phí đầu tư vào khu công nghiệp sinh thái cao hơn 30% khu công nghiệp thông thường. Tuy nhiên, công ty theo đuổi con đường này vì tham vọng trung hòa carbon vào 2030.

Thứ hai, các khu công nghiệp hiện hữu chậm chuyển mình. Theo ông Samresh Kumar của SkyX Solar, các khu công nghiệp mới thường muốn triển khai điện mặt trời để thu hút cách công ty. Một trong các đối tác chiến lược của họ là YSL Group (Hàn Quốc) đang phát triển khu công nghiệp Green Park Vĩnh Phúc, theo tiêu chuẩn xanh - thông minh.

Một nhà máy dệt may tại Cụm công nghiệp Nam Giang, Nghệ An nắm pin mặt trời trên mái. Ảnh: SkyX

Một nhà máy dệt may tại Cụm công nghiệp Nam Giang, Nghệ An nắm pin mặt trời trên mái. Ảnh: SkyX

Còn với một số khu công nghiệp hiện hữu, ông cho biết công ty đang đối diện với vài thách thức khi muốn tiếp cận. "Một số khu (tại miền Đông) có các nhà máy trong đó muốn sử dụng điện mặt trời để cung cấp thêm năng lượng cho sản xuất. Tuy nhiên, khu công nghiệp vẫn chưa cho phép và hợp tác triển khai, vì họ có đơn vị cung cấp năng lượng riêng", ông nói.

Ngoài ra, có thể còn có một số yếu tố khác mang tính thị trường và khung chính sách. Các khu công nghiệp ở Việt Nam đang khá đắt khách, với tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn quốc trên 80%, và có nơi như các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 91%. Đi kèm với đó là giá thuê tiếp tục cải thiện, theo Savills.

Ngoài ra, xét về mục tiêu trung hòa carbon vào 2050, các khung pháp lý cụ thể để đạt được chưa hoàn chỉnh, theo bà Megan Lawson, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Quốc gia ERM Việt Nam, công ty chuyên tư vấn phát triển bền vững trụ sở chính ở Anh.

Do đó, xét cả hai yếu tố là thị trường và chính sách, chưa có nhiều áp lực để phát triển các khu công nghiệp xanh. Nhưng điểm tích cực là vốn ngoại đổ vào Việt Nam ngày càng đi kèm các yêu cầu về tiêu chuẩn ESG cao hơn quy định pháp luật sở tại hiện hành, theo bà Megan.

"Để có thể tiếp cận những nguồn vốn này thì phải đi xa hơn, phát triển tốt hơn, hiểu được khoản cách của các tiêu chuẩn trong nước với quốc tế để tìm cách lắp đầy khoản trống đó", bà nói. Đó có thể là một trong những động lực cho các khu công nghiệp sớm chuyển mình xanh hơn trong tương lai.

Anh Kỳ

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap